GIẤY CHỨNG NHẬN HALAL LÀ GÌ?

GIẤY CHỨNG NHẬN HALAL LÀ GÌ?

Tiêu chuẩn chung: Sản phẩm phải không có bất cứ nguyên liệu nào luật Hồi giáo (LHG) cấm; sản phẩm không được tiếp xúc với bất cứ phương tiện, thiết bị nào từ vật liệu LHG không cho phép, trong suốt các khâu sản xuất; và trong suốt quá trình đó sản phẩm không được tiếp xúc với bất cứ thực phẩm bổ dưỡng nào từ nguyên liệu LHG không chấp nhận.

Tiêu chuẩn chung: Sản phẩm phải không có bất cứ nguyên liệu nào luật Hồi giáo (LHG) cấm; sản phẩm không được tiếp xúc với bất cứ phương tiện, thiết bị nào từ vật liệu LHG không cho phép, trong suốt các khâu sản xuất; và trong suốt quá trình đó sản phẩm không được tiếp xúc với bất cứ thực phẩm bổ dưỡng nào từ nguyên liệu LHG không chấp nhận.

Lưu ý: Thực phẩm HALAL không được phép sản xuất, vận chuyển, lưu kho trong một nhà máy, hay dây chuyền sản xuất thực phẩm Haram (cấm), trừ khi có giám sát viên Hồi giáo tham gia toàn bộ quá trình; bất cứ dụng cụ và thiết bị nào dùng trong sản xuất, vận chuyển, lưu kho thực phẩm Haram cũng phải rửa sạch, làm khô theo luật Hồi giáo khi dùng cho thực phẩm HALAL; giấy chứng nhận thực phẩm HALAL chỉ có thời hạn nhất định. Hết hạn phải xin cấp lại và làm lại tất cả các khâu kiểm tra.

Phạm vi và gồm có: Theo luật Hồi giáo, tất cả thực phẩm và nguồn thực phẩm đều là HALAL, ngoại trừ: heo các loại và gấu hoang dã; chó, rắn và khỉ; động vật ăn thịt có móng vuốt và răng trước như sư tử, hổ, gấu và các loài khác tương tự; các loại động vật gây hại như: chuột, động vật nhiều chân, bò cạp và các loài khác tương tự; các loại không được giết như kiến, ong và chim gõ kiến; chấy, ruồi và các loài khác tương tự.

– Các loại động vật lưỡng cư; động vật biển không có vẩy (loại gây hại và có chất độc); bất cứ loại động vật nào không được giết thịt theo đúng LHG; huyết hay thực phẩm có lẫn huyết; bất cứ động vật nào sống ở biển và không được săn, bắt đúng LHG(không bắt sống từ dưới nước, hay chết do săn bắn).

– Thực phẩm hữu cơ và rau đều được phép, trừ những loại liên quan đến các sắc lệnh tôn giáo, vì có lẫn các thành phần gây hại, rượu, hay gây say.

– Động vật bị giết thịt phải đúng luật Hồi giáo chấp nhận; trước khi giết, động vật phải sống và triệu chứng sống phải tồn tại; ngay trước khi giết thịt, câu “Cầu thượng đế” “Besm-e-Allah” (In the Name of God) phải được đọc rõ; dụng cụ giết bằng thép sắc; trong quá trình giết mổ, khí quản, thực quản, động mạch chính và tất cả các tĩnh mạch cuống họng phải cắt bỏ hoàn toàn; động vật phải quay mặt về Qibla (hướng người Hồi giáo cầu nguyện).

Lợi ích chứng nhận HALAL: Được xuất khẩu hàng hoá vào các quốc gia Hồi giáo và các nước có người Hồi giáo; NTD có thể mua các sản phẩm có logo HALAL như là một bằng chứng về đức tin mà thượng đế cho phép dùng, với việc đảm bảo nó không chứa bất cứ thứ gì là Haram.
 

Halal theo ngôn ngữ Ả Rập có nghĩa là "hợp pháp" hoặc “được phép dùng”. Thuật ngữ này thường được dùng trong đời sống của người Hồi giáo để mô tả cái gì đó/ điều gì đó là được phép ăn/uống/ sử dụng hoặc thực hiện.

Thế nào là Haram ? Đối lập với Halal là Haram, nghĩa là “trái luật” hoặc “bị cấm”.

 

Sản phẩm Halal: là sản phẩm đó người Hồi giáo được phép ăn uống hoặc sử dụng và người Hồi giáo chỉ sử dụng các sản phẩm Halal.

Mushbooh  có nghĩa là nghi ngờ. Đối với các sản phẩm không xác định được Halal hay Haram (đặc biệt là các sản phẩm thực phẩm có qua sơ chế/chế biến/ bảo quản) thì người Hồi giáo sẽ không sử dụng.

 

Chứng nhận Halal:
Chứng nhận HALAL là chương trình đánh giá theo chuẩn mực quốc tế cho sản phẩm/dịch vụ có trách nhiệm. Đây là quá trình xem xét đánh giá độc lập, khách quan để xác nhận/ Công nhận  rằng những sản phẩm/dịch vụ cụ thể được đánh giá không sử dụng các thành phần Haram và điều kiện sản xuất/cung cấp dịch vụ đáp ứng yêu cầu của luật Shari’ah và tiêu chuẩn Halal.
Chi tiết xin liên hệ văn phòng tư vấn pháp lý hotline: 0919.573757 – ipvnvietnam.com