Thi công phòng cháy chữa cháy

Mã dự án:
Tình trạng:
Còn hàng

Chúng tôi luôn đem đến những giải pháp tốt nhất từ việc khảo sát, thiết kế hệ thống PCCC cho đến việc thi công lắp đặt hệ thống PCCC. Việc thi công hệ thống phòng cháy chữa cháy luôn đặt mục tiêu chất lượng cao nhất hàng đầu với chi phí giả cả hợp lý tiết kiệm tối đa cho khách hàng.
 

Khi thực hiện thi công hệ thống PCCC, công ty chúng tôi luôn đảm bảo tiêu chuẩn an toàn về PCCC, bảo hành và bảo trì hệ thống phòng cháy chữa cháy dài hạn cho các công trình.

Thi công phải theo đúng Quy Trình quản lý chất lượng của Nhà Nước, Nghị Định 209/2004/NĐ-CP và các Thông tư hướng dẫn, Nghị định liên quan.

Các tiêu chuẩn và hồ sơ áp dụng thi công:
Hồ sơ thiết kế

TCVN 3890 – 2009: Phương tiện phòng cháy & chữa cháy cho nhà và công trình – trang bị, bố trí, kiểm tra, bảo dưỡng
TCVN 7336 – 2003: PCCC hệ thống PCCC – yêu cầu lắp đặt.
TCVN 5738 – 2001: Hệ thống báo cháy tự động – Yêu cầu kỹ thuật.
TCVN 2622 – 1995: PCCC cho nhà và công trình – Yêu cầu thiết kế.
TCVN 6484: chống sét cho nhà và công trình – yêu cầu thiết kế.
TCVN 5873:1995._ Mối hàn thép
TCVN 7472:2005._ Hàn. Các liên kết hàn nóng chảy ở thép
TCVN 5639:1991 :Nghiệm thu thiết bị đã lắp đặt xong – Nguyên tắc cơ bản.

Các Tiêu Chuẩn Xây Dựng Việt Nam liên quan:
Để đảm bảo Quy trình quản lý chất lượng của nhà nước ban hành về việc thi công cũng như khối lượng vật tư và khối lượng hoàn thiện công việc thi công theo từng thời điểm trên cơ sở tiến độ thi công của Nhà Thầu trình Chủ Đầu Tư và Ban Quản Lý Dự Án cho một công trình thì phải tiến hành các trình tự công việc dưới đây.
I. Giai đoạn chuẩn bị :
Nhà thầu tiến hành phối hợp với các bên liên quan để theo dõi tiến độ thi công của các bên liên quan để thực hiện các công việc liên quan, đáp ứng tiến độ chung cho công trình.
Lập bản vẽ triển khai thi công cho từng công việc trình Chủ Đầu Tư và Ban Quản Lý Dự Án phê duyệt.
Vật tư vật liệu:
Tất cả các vật liệu phải trình trước khi đưa vào công trình và phải đúng chuẩn loại theo hồ sơ giao thầu hoặc trúng thầu, hồ sơ thiết kế đã được phê duyệt.
Nếu thay đổi chủng loại vật liệu thì phải trình cho Chủ Đầu Tư và Tư Vấn Thiết Kế xem xét ký duyệt trước khi đưa vào công trình.
Khi đưa vật tư vật liệu vào công trình để tiến hành thi công sẽ lập phiếu chấp thuận.
Đồng thời cung cấp các hồ sơ nguồn gốc xuất xứ và và chứng nhận hàng hoá của các loại vật tư vật liệu đã được ký duyệt.

Đối với vật liệu, thiết bị nhập khẩu từ nước ngoài phải phù hợp các yêu cầu kỹ thuật của thiết kế, có chứng CO, CQ bản sao.
II. Giai đoạn thi công tại công trình :

– Trên cơ sở bản vẽ triển khai thi công đã được chủ đầu tư phê duyệt từ đó tiến hành thi công thực tế tại công trình.
Đơn Vị Thi Công tiến hành sử dụng vật tư, thiết bị đã được chấp thuận triển khai thi công.

THI CÔNG HỆ THỐNG PCCC BAO GỒM:

1. Thi công Hệ thống báo cháy dạng thường (Zone): 

Trước khi thi công PCCC cần phải xác định rõ các thành phần của hệ thống báo cháy thường bao gồm:
Đầu báo khói, đầu báo nhiệt, đầu báo lửa, đầu báo khói Beam, nút ấn báo cháy, chuông báo cháy, đèn báo cháy, tủ báo cháy trung tâm, hệ thống dây tín hiệu và dây nguồn.
Lưu ý: Với tính năng đơn giản, giá thành không cao, hệ thống báo cháy thông thường chỉ thích hợp lắp đặt tại các công ty có diện tích vừa hoặc nhỏ (khoảng vài ngàn m2), số lượng các phòng ban không nhiều (vài chục phòng); lắp đặt cho những nhà, xưởng nhỏ…
Các thiết bị trong hệ thống báo cháy thường được mắc nối tiếp với nhau và mắc nối tiếp với trung tâm báo cháy, nên khi xảy ra sự cố trung tâm chỉ có thể nhận biết khái quát và hiển thị toàn bộ khu vực (zone) mà hệ thống giám sát (chứ không cho biết chính xác vị trí từng đầu báo, từng địa điểm có cháy). Điều này làm hạn chế khả năng xử lý của nhân viên giám sát

 


 

2. Thi công Hệ thống báo cháy – PCCC địa chỉ: 

Các thành phần của hệ thống báo cháy địa chỉ bao gồm:
Đầu báo khói địa chỉ, đầu báo nhiệt địa chỉ, đầu báo lửa địa chỉ, đầu báo khói Beam, nút ấn báo cháy địa chỉ, chuông báo cháy, đèn báo cháy, tủ báo cháy trung tâm địa chỉ, các module địa chỉ cho đầu báo thường, Module kết nối và điều khiển thiết bị ngoại vi, hệ thống dây tín hiệu và dây nguồn.
Việc thi công hệ thống báo cháy địa chỉ cần đúng theo quy trình của bản thiết kế, trong quá trình lắp đặt luôn tuân thủ an toàn lao động theo quy định hiện hành.

Lưu ý: Với tính năng kỹ thuật cao, hệ thống báo cháy địa chỉ dùng để lắp đặt tại các công ty mà mặt bằng sử dụng rộng lớn (vài chục ngàn m2), được chia ra làm nhiều khu vực độc lập, các phòng ban trong từng khu vực riêng biệt với nhau.Từng thiết bị trong hệ thống được mắc trực tiếp vào trung tâm báo cháy giúp trung tâm nhận tín hiệu xảy ra cháy tại từng khu vực, từng địa điểm một cách rõ ràng, chính xác.
Từ đó trung tâm có thể nhận biết thông tin sự cố một cách chi tiết và được hiển thị trên bảng hiển thị phụ giúp nhân viên giám sát có thể xử lý sự cố một cách nhanh chóng.

 


QUY TRÌNH LẮP ĐẶT HỆ THỐNG BÁO CHÁY

B1. Đi dây tất cả các vị trí lắp đặt đầu báo, chuông đèn về vị trí đặt trung tâm báo cháy

B2. Tiến hành đo điện trở cách điện, đo thông mạch cho hệ thống dây đã lắp đặt.

B3. Lắp đặt thiết bị (đầu báo cháy, chuông đèn, tủ trung tâm báo cháy……).

B4. Tiến hành kiểm tra toàn bộ hệ thống và cho chạy thử thiết bị.

Ngoài ra, hệ thống báo cháy địa chỉ không dây áp dụng cho những công trình: Nhà xưởng (dưới 500m2), tòa nhà cao tầng (6-8 tầng), khách sạn, nhà hàng,…. Vói độ ổn định cao, bảo trì bảo dưỡng dễ dàng.

3. Thi công Hệ thống chữa cháy – PCCC bằng nước:

Trước khi thi công hệ thống PCCC bằng nước thì cần phải xác định rõ những sản phẩm cần cho quá trình này bao gồm: Hộp chữa cháy ngoài nhà, hộp chữa cháy trong nhà, cuộn vòi chữa cháy, lăng chữa cháy, khớp nối, van góc chữa cháy, hệ thống đường ống và máy bơm chữa cháy.
Sau đó công ty sẽ thực hiện theo đúng kế hoạch và chính xác theo bản thiết kế lắp đặt hệ thống PCCC đã bàn giao cho quý khách.

4. Thi công Hệ thống chữa cháy – PCCC tự động Sprinkler:
Hệ thống chữa cháy bằng nước tự động Sprinkler là một hệ thống chữa cháyphổ biến nhất hiện nay.

+ Các ứng dụng của hệ thống này phù hợp với các toà nhà cao tầng, nhà xưởng, công trình…

+ Không phù hợp cho lắp đặt các khu vực phòng máy chủ IT hoặc những sản phẩm có đặc tính hư hại nhiều khi gặp nước.

Ưu điểm: Lắp đặt nhanh, dễ dàng và không tốn nhiều chi phí như các hệ thống chữa cháy chuyên dụng khác.

Các vật tư cần cho thi công hệ thống PCCC: Đầu phun Sprinkler, Hệ thống máy bơm chữa cháy và đường ống, các loại van chữa cháy, van báo động cháy (Alarm Valve), đèn báo cháy, chuông báo cháy.
 

5. Thi công Hệ thống PCCC – chữa cháy bằng bọt Foam: 

Bình bọt chữa cháy, hệ thống đường ống dẫn, các loại van chữa cháy, hệ thống báo động chữa cháy. Hệ thống này chủ yếu dùng chữa cháy cho các cây xăng
Hệ thống chữa cháy bằng bọt (foam) hiện nay được sử dụng khá nhiều do nó giảm lượng nước cần dung, giảm số lượng chất chữa cháy khi dập lửa, giảm ô nhiễm môi trường , đối với loại foam giãn nở cao, thì hầu như chẳng hư hại gì cả cho hàng hóa, và chỉ trong một thời gian ngắn, cả nhà kho đều trở lại bình thường.

Hệ thống chữa cháy foam được sử dụng tại những nơi có rủi ro cao về cháy nổ, được chọn lựa thận trọng, yêu cầu phải trang bị thích hợp chất bọt cô đặc, hệ thống trộn bọt, các thiết bị phun bọt, và sự phối hợp hưu hiệu giữa các bộ phận ấy trong một hệ thống chữa cháy.

Hệ thống chữa cháy foam khi được kích hoạt, sẽ phun ra một loại bọt bao phủ lên trên bề mặt xăng dầu, tách chất lỏng dễ cháy ra khỏi không khí và lửa, nhờ đó ngọn lửa bị dập tắt.

Hệ thống trộn bọt có thể là loại “balanced pressure” hoặc “inline”.

Đầu phun bọt có thể là đầu sprinkler, spray, nozzle, monitor, foam pourer, hoặc high expantion foam generator,tùy theo hệ thống foam được dùng.