Giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm tên đầy đủ là giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm. Đây là giấy phép do cơ quan có thẩm quyền cấp cho các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm, dịch vụ ăn uống đáp ứng các yêu cầu, điều kiện về an toàn thực phẩm theo quy định.
Giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm (giấy chứng nhận VSATTP) còn được mọi người gọi tắt với các tên khác như: giấy phép an toàn thực phẩm, giấy chứng nhận an toàn thực phẩm hay giấy vệ sinh an toàn thực phẩm…
Giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm là điều kiện bắt buộc đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm. Do đó, sau khi được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh thì hộ kinh doanh, doanh nghiệp và các đơn vị phụ thuộc đăng ký ngành nghề sản xuất, kinh doanh thực phẩm, dịch vụ ăn uống bắt buộc phải làm thủ tục xin giấy phép an toàn thực phẩm.
Giấy chứng nhận an toàn thực phẩm không chỉ là căn cứ pháp lý để cơ sở kinh doanh thực phẩm chứng minh sản phẩm của mình an toàn, không ảnh hưởng sức khỏe khách hàng mà còn là công cụ để cơ quan nhà nước có thẩm quyền kiểm soát và quản lý về an toàn thực phẩm.
Ngoài ra, giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm còn là điều kiện bắt buộc để doanh nghiệp thực hiện thủ tục công bố sản phẩm, làm hồ sơ xin giấy phép bán buôn rượu hoặc mở siêu thị mini…
1. Đối tượng được miễn giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm
Theo quy định tại Điều 12 Nghị định số 15/2018/NĐ-CP, các cơ sở sản xuất, kinh doanh, chế biến thực phẩm thuộc 1 trong 10 trường hợp dưới đây không phải xin giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm:
2. Đối tượng phải có giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm
Ngoại trừ 10 trường hợp được miễn giấy chứng nhận an toàn thực phẩm được quy định tại Điều 12 Nghị định số 15/2018/NĐ-CP kể trên, tất cả các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm đều phải có giấy phép an toàn thực phẩm trước khi hoạt động.
Ví dụ cụ thể về một số trường hợp cần xin giấy phép an toàn thực phẩm:
Cơ sở, doanh nghiệp, hộ kinh doanh sản xuất, kinh doanh thực phẩm, dịch vụ ăn uống được cấp giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm khi đáp ứng đủ 2 điều kiện sau:
Chi tiết mã ngành nghề và điều kiện sản xuất, kinh doanh thực phẩm an toàn như sau:
1. Mã ngành nghề kinh doanh thực phẩm
Dưới đây là một số mã ngành nghề bạn cần đăng ký khi kinh doanh thực phẩm:
Ngoài ra, doanh nghiệp hoặc hộ kinh doanh cá thể có thể đăng ký thêm các ngành nghề về sản xuất, chế biến nếu có hoạt động, ví dụ:
2. Điều kiện chung về an toàn vệ sinh thực phẩm
➨ Điều kiện đảm bảo ATTP đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm:
➨ Điều kiện đảm bảo ATTP trong khâu bảo quản thực phẩm:
➨ Điều kiện đảm bảo ATTP trong vận chuyển thực phẩm:
Ngoài các điều kiện kể trên, tùy thuộc vào hoạt động thực tế, cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm còn phải đáp ứng các điều kiện an toàn vệ sinh thực phẩm riêng khác, như:
>> Xem chi tiết: Điều kiện cấp giấy chứng nhận an toàn thực phẩm - Chi tiết cho từng loại hình sản xuất, kinh doanh.
Như vậy, chỉ khi đáp ứng đầy đủ các điều kiện kể trên và gửi hồ sơ hợp lệ cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền thì cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm mới được xem xét cấp giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm.
Tùy vào mức độ vi phạm mà cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm không có giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm có thể bị xử phạt hành chính từ 20.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng. Cụ thể như sau:
➨ Mức 1: Phạt từ 20.000.000 đồng - 30.000.000 đồng nếu vi phạm 1 trong 2 lỗi sau:
➨ Mức 2: Phạt từ 30.000.000 đồng - 40.000.000 đồng nếu vi phạm 1 trong 2 lỗi sau:
➨ Mức 3: Phạt từ 40.000.000 đồng - 60.000.000 đồng nếu vi phạm 1 trong 2 lỗi sau:
Sau khi bị xử phạt hành chính, các cơ sở vi phạm lỗi ở mức 2 hoặc mức 3 sẽ bị yêu cầu thu hồi thực phẩm đã sản xuất và phân phối ra thị trường đồng thời bị buộc thay đổi mục đích sử dụng hoặc tái chế hoặc buộc tiêu hủy thực phẩm vi phạm.
>> Xem thêm: Các trường hợp bị thu hồi giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm.
-------
Trên đây là những chia sẻ của Anpha về giấy chứng nhận an toàn thực phẩm. Nếu bạn có nhu cầu xin giấy phép VSATTP cho nhà hàng, khách sạn, công ty hay xưởng sản xuất thực phẩm có thể tham khảo ngay dịch vụ của IPVN.
MỘT SỐ CÂU HỎI VỀ GIẤY PHÉP VỆ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM
1. Đối tượng nào phải xin giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm?
Ngoại trừ 10 trường hợp được miễn giấy phép an toàn thực phẩm được quy định tại Điều 12 Nghị định số 15/2018/NĐ-CP, tất cả các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm đều phải có giấy phép an toàn thực phẩm trước khi hoạt động.
Ví dụ một số cơ sở phải có giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm: cơ sở sản xuất, chế biến ngũ cốc; cơ sở chế biến rau củ quả, thịt và các sản phẩm từ thịt, trứng, sữa tươi…; cơ sở sản xuất, kinh doanh rượu bia, nước giải khát…
2. Điều kiện, quy định về cấp giấy chứng nhận an toàn thực phẩm là gì?
Cơ sở, doanh nghiệp, hộ kinh doanh sản xuất, kinh doanh thực phẩm, dịch vụ ăn uống được cấp giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm khi đáp ứng đủ 2 điều kiện sau:
3. Kinh doanh thực phẩm không có giấy vệ sinh an toàn thực phẩm có bị phạt không?
Có. Theo quy định, các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm không thuộc 10 đối tượng được quy định tại Điều 12 Nghị định số 15/2018/NĐ-CP thì phải có giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm trước khi hoạt động.
Nếu các cơ sở này kinh doanh thực phẩm mà không có giấy phép an toàn thực phẩm có thể bị phạt từ 20.000.000 đồng - 60.000.000 đồng.
>> Tìm hiểu thêm: Mức xử phạt không có giấy chứng nhận an toàn thực phẩm.
4. Công ty tôi có mở bếp ăn phục vụ miễn phí cho nhân viên thì có phải xin giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm không?
Trường hợp bếp ăn tập thể của công ty phục vụ đồ ăn trưa miễn phí cho nhân viên, không kinh doanh, buôn bán thực phẩm và công ty cũng không đăng ký mã ngành nghề kinh doanh thực phẩm, dịch vụ ăn uống thì không cần phải có giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm.
5. Giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm có ý nghĩa gì?
Giấy chứng nhận an toàn thực phẩm không chỉ là căn cứ pháp lý để cơ sở kinh doanh thực phẩm chứng minh sản phẩm của mình an toàn, đảm bảo sức khỏe đối với khách hàng mà còn là công cụ để cơ quan nhà nước có thẩm quyền kiểm soát và quản lý về an toàn thực phẩm.
Gọi cho chúng tôi theo số 0919573757 để được hỗ trợ.